- Lầu 2, 1/15 & 1/17 Trần Bình Trọng, Phường 5, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
Vậy SDGs là gì?
SDGs (viết tắt của “Sustainable Development Goals”), hay còn gọi là mục tiêu phát triển bền vững đã được 193 quốc gia thành viên của Hội đồng Liên hợp quốc thống nhất và đưa vào sử dụng tại Hội nghị phát triển bền vững tổ chức năm 2015.
● Với mục tiêu dài hạn, tạo dựng được xã hội phát triển bền vững cho đến năm 2030, các quốc gia trên toàn thế giới bao gồm các nước phát triển phải cùng nhau nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề của Trái Đất, đặc biệt là hướng tới hành động bảo vệ Trái Đất. Có tổng cộng 17 mục tiêu được đưa ra nhằm chấm dứt đói nghèo, phổ biến giáo dục và chăm sóc y tế, cụ thể là:
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR):
● Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là khái niệm quản lý công ty khi lồng ghép các khía cạnh môi trường và xã hội vào các hoạt động kinh doanh và trong việc tương tác với các cổ đông. CSR được hiểu là phương thức giúp công ty có thể cân bằng được các trụ cột kinh tế, môi trường, và xã hội (tiếp cận ba lớp đáy) nhưng vẫn hoàn thành các kỳ vọng thương mại của doanh nghiệp.
● Sự khác biệt giữa CSR và các hoạt động thiện nguyện: CSR là khái niệm quản lý doanh nghiệp. Mặc dù công tác thiện nguyện mang lại lợi ích tiếng tăm cho doanh nghiệp, CSR vượt xa tầm thiện nguyện.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của công ty Vạn Năng Banok:
Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
● Phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc, chất lượng, đáng tin cậy và bền vững, bao gồm cơ sở hạ tầng khu vực và xuyên biên giới, để hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống con người, tập trung vào tiếp cận hợp lý và công bằng cho tất cả mọi người.
● Thúc đẩy công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, và đến năm 2030, tăng đáng kể thị phần lao động của ngành công nghiệp và tỷ trọng của công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, phù hợp với tình hình tài chính quốc gia, và tăng gấp đôi thị phần này ở các nước kém phát triển.
● Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tín dụng hợp lý, cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ trong ngành công nghiệp và các doanh nghiệp khác, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và gia tăng sự hội nhập của các doanh nghiệp này trong chuỗi giá trị và thị trường.
● Đến năm 2030, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang bị thêm cho các ngành công nghiệp để phát triển bền vững, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, và ứng dụng nhiều hơn các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường cùng với quá trình công nghiệp hóa, với sự tham gia của các quốc gia phù hợp với khả năng tương ứng của mỗi nước.
Mục tiêu 11: Thành phố và cộng đồng bền vững.
"Biến các thành phố và khu dân cư thành một nơi bao quát, an toàn, tiến bộ và bền vững."
● Mục tiêu là vào năm 2030 đảm bảo được cho người dân có khả năng tiếp cận nhà ở an toàn và giá cả phải chăng . Chỉ số (%) được dùng để đo tiến độ mục tiêu, dựa trên phần trăm số dân thành thị sống trong các khu ổ chuột và các khu định cư không chính thức .Từ năm 2000 đến năm 2014, tỷ trọng đã giảm từ 39% xuống 30%. Tuy nhiên, có số ít nhóm người tuyệt đối sống trong các khu ổ chuột tăng từ 792 triệu người năm 2000 lên tới xấp xỉ 880 triệu người vào năm 2014. Sự di cư từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh khi dân số tăng và có nhiều lựa chọn thay thế tốt hơn cho nhà ở có sẵn.
Mục tiêu 12: Trách nhiệm trong Sản Xuất và Tiêu Dùng
"Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững."
● Mục tiêu 12 bao gồm việc sử dụng các phương pháp sản xuất thân thiện môi trường và làm giảm lượng rác thải. Kỳ vọng vào năm 2030, tỷ lệ tái chế của quốc gia sẽ tăng lên đến hàng tấn vật liệu được tái chế. Xa hơn, các công ty nên bắt đầu ứng dụng các kĩ thuật mang tính lâu dài và công bố các báo cáo có khả năng bền vững.
● Mục tiêu đi đầu là kêu gọi thực hiện Chương trình 10 năm Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững. Khuôn khổ này của chương trình được các quốc gia thành viên đồng thuận tại Hội nghị về Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, là một cam kết toàn cầu giúp đẩy mạnh chuyển dịch sang sản xuất và tiêu dùng bền vững ở các nước đã và đang phát triển. Để tạo ra tổng tác động cần thiết cho bước nhảy vọt này, các chương trình như Mạng Một Hành tinh đã xây dựng các phương án khác nhau để thực hiện thành công Mục tiêu 12.
Mục tiêu 13: Hành động vì khí hậu
"Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó."
● Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với các hiểm họa liên quan đến khí hậu và thiên tai ở tất cả các quốc gia.
● Tích hợp các biện pháp biến đổi khí hậu vào các chính sách quốc gia, chiến lược và quy hoạch.
● Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng của con người và các thể chế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng, giảm nhẹ tác động và cảnh báo sớm.
● Thực hiện cam kết trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được đồng ý bới các bên tham gia là các nước phát triển để đạt được mục tiêu cùng huy động được 100 tỷ USD hàng năm cho đến năm 2020 từ tất cả các nguồn để giải quyết nhu cầu của các nước đang phát triển trong bối cảnh những biện pháp giảm nhẹ có ý nghĩa và minh bạch trong việc thực hiện và vận hành đầy đủ Quỹ Khí hậu Xanh thông qua vốn của quỹ này càng sớm càng tốt.
● Thúc đẩy các cơ chế để nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch thay đổi liên quan đến khí hậu hiệu quả ở các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, bao gồm việc tập trung vào phụ nữ, người trẻ tuổi và các cộng đồng địa phương và những người bị gạt ra ngoài lề.
Mục tiêu 15: Sự sống trên cạn
"Bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý bền vững các khu rừng, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái đất và ngăn chặn mất đa dạng sinh học ."
● Mục tiêu này nêu rõ các tiêu điểm cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng, sa mạc và núi, theo tỷ lệ phần trăm của tổng diện tích đất. Có thể đạt "sự trung lập về suy thoái đất của thế giới" bằng cách khôi phục những khu rừng bị suy thoái và đất bị mất do hạn hán, lũ lụt. Mục tiêu 15 kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn đến việc ngăn chặn sự xâm lấn của các loài du nhập và bảo vệ nhiều hơn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Rừng đóng vai trò nổi bật trong thành công của Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là về các dịch vụ hệ sinh thái, sinh kế và nền kinh tế xanh; nhưng điều này sẽ đòi hỏi những ưu tiên rõ ràng để giải quyết những cân bằng chính và huy động hiệp lực với các mục tiêu phát triển bền vững khác (SDGs).
Mục tiêu 17: Quan hệ đối tác cho các mục tiêu
"Đẩy mạnh cách thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững."
● Đẩy mạnh hợp tác Bắc-Nam, Nam-Nam, hợp tác khu vực tam giác và hợp tác quốc tế và tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới, tăng cường chia sẻ kiến thức về các điều khoản đã thoả thuận, thông qua cải thiện sự phối hợp giữa các cơ chế hiện hành, đặc biệt là cấp Liên Hợp Quốc và thông qua một cơ chế tạo thuận lợi cho công nghệ toàn cầu.
● Thúc đẩy sự phát triển, chuyển giao, phổ biến và truyền bá các công nghệ thân thiện môi trường tới các nước đang phát triển dựa trên những điều khoản có lợi
● Tăng cường đối tác quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, được bổ sung bởi các đối tác nhiều bên liên quan nhằm huy động và chia sẻ kiến thức, chuyên môn, công nghệ và nguồn lực tài chính để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
● Khuyển khích và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác công hiệu quả, quan hệ đối tác công-tư và xã hội dân sự , xây dựng trên kinh nghiệm và nguồn lực quan hệ đối tác chiến lược.
Nguồn: http://vbcsd.vn/detail.asp?id=656
Bài viết liên quan
GIAO HÀNG NHANH - ĐỦ SỐ LƯỢNG - ĐẠT CHẤT LƯỢNGCopyright © 2020 Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH VẠN NĂNG BANOK | Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam